• Gợi ý từ khóa:
  • Nhập tên các thiết bị cần tìm như: Điện thoại, Máy tính...


[tintuc]

Van điện từ là gì

Nếu bạn làm trong ngành kỹ thuật thì chắc hẳn đã một vài lần nghe nói đến van điện từ rồi đúng không nào? Van điện từ có chức năng đóng – mở van bằng điện thì ai cũng biết. Nhưng cấu tạo bên trong và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Van điện từ có báo nhiêu loại? Mỗi loại khác nhau như thế nào, và chúng có dùng để thay thế lẫn nhau được không? Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta cùng nhau mổ xẻ van điện từ nó là gì nhé !

Van điện từ là gì

Van điện từ được dùng phổ biến.

Van điện từ có tên gọi tiếng Anh là Solenoid Valve. Thiết bị này được dùng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng, chất khí, ứng dụng nguyên lý đóng mở do lực tác động của cuộn dây điện từ. Nói tóm gọn lại van điện từ là dùng điện đóng mở van thay vì dùng tay (van cơ thông thường như khóa nước ở nhà bạn dùng hằng ngày).

Đặc điểm của van điện từ : Chế độ đóng mở nhanh, gọn nhẹ, an toàn, hoạt động ổn định. Thiết bị có cấu tạo đơn giản và được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp như : hệ thống thủy lực, khí nén,…

Cấu tạo van điện từ

Van điện từ có cấu tạo chung khá đơn giản bao gồm cuộn hút và lõi thép. Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ giữa lõi thép và cuộn cảm. Van điện từ có rất nhiều loại hoạt động ở các môi trường khác nhau. Nên chúng sẽ có những cấu tạo về vật liệu khác nhau cac bạn nhé

Van điện từ có 2 loại cơ bản thường dùng nhất là : van 2 ngã và van loại 3 ngã.

Cấu tạo van điện từ

Hình cấu tạo van điện từ (Solenoid valve).

Nguyên lý hoạt động van điện từ là gì?

Qua mặt cắt cấu tạo của van điện từ thì chúng ta sẽ thấy có một cuộn dây xung quanh một lõi sắt. Đi kèm với một lò xo nén. Nguyên lý hoạt động của van điện từ là khi có dòng điện cấp vào cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường đủ mạnh ( hút lõi sắt ) thắng lực lò xo nén => Mở van.

Ngược lại ở trạng thái van đóng thì tương ứng với dòng điện vào cuộn dây sẽ bị ngắt. Khi đó lò xo nén sẽ đóng van lại.

Nguyên lý hoạt động cơ bản ở tất cả các van điện từ điều như vậy. Nhưng một số van điện từ loại cao cấp thay thế lõi sắt và lò xo bằng pittông.

Các loại van điện từ thông dụng

Như đã trình bày nguyên lý hoạt động ở trên. Van điện từ có 2 trạng thái đóng và mở. Nhưng đại đa số các van điện từ có trên thị trường thì ở dạng thường đóng (NC). Có nghĩa là ở trạng thái không có điện thì van ở trạng thái đóng không cho lưu chất đi qua. Khi muốn cho lưu chất đi qua thì kích hoạt nguồn điện cấp cho cuộn từ => Mở van.

Van điện từ thường mở rất hiếm khi xuất hiện trên thị trường. Nếu có thì cũng đặt hàng hãng sản xuất theo yêu cầu riêng. Vì ở trạng thái không có điện cấp vào cuộn từ thì van sẽ mở. Có nghĩa là van luôn mở cho lưu chất đi qua. Khi muốn khóa van lại thì kích cấp nguồn cho cuộn từ đóng van lại. => Nguyên lý hoạt động đi ngược với nguyên lý chung. Cấu tạo lò xo cũng khác. Thay bằng lò xo kéo.

Solenoid valves

Solenoid valves dùng cho thủy lực

Ứng dụng van điện từ (solenoid) 

Van điện từ là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống vận hành khí nén, thủy lực. Nhờ khả năng đóng mở nhanh cho tốc độ xử lý kịp thời với hệ thống tự động hóa trong sản xuất.

Ngoài ứng dụng cho hệ thống khí nén và thủy lực. Trong công nghiệp ứng dụng van điện từ cũng khá nhiều trong hệ thống cấp nước nóng – lạnh,…

Van điện từ rất ít được sử dụng trong dân dụng,…vì bình thường vẫn dùng van tay. Ứng dụng thường thấy nhất là hệ thống xả nước tự động trong các bồn tiểu cao cấp, hihi

Cám ơn các bạn đã xem bài viết này.

 
[/tintuc]

0 NHẬN XÉT Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động van điện từ thủy lực

- Cám ơn Quý khách đã đọc bài viết!

- Mọi thắc mắc, góp ý hoặc bình luận xin chia sẻ khung bên dưới

- Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi có trả lời

- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!

 [tintuc]


Đo và đọc panme là công việc không hề đơn giản đòi hỏi bạn cần hiểu về thiết bị cũng như nắm bắt được cách tính toán. Dưới đây sẽ giúp đo và đọc thước đo panme nhanh chóng, hiệu quả nhất.

0 NHẬN XÉT Hướng dẫn sử dụng và đọc số đo trên thước đo panme

- Cám ơn Quý khách đã đọc bài viết!

- Mọi thắc mắc, góp ý hoặc bình luận xin chia sẻ khung bên dưới

- Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi có trả lời

- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!

 [tintuc]


Cách đọc kết quả trên thước cặp loại cơ và điện tử
Thước cặp là dụng cụ đo lường có thể được sử dụng để đo khoảng cách bên trong, bên ngoài và đo độ sâu (tùy loại thước) độ chính xác dao động từ (±0.02 mm đến ± 0.15 mm)

0 NHẬN XÉT Hướng dẫn sử dụng và cách đọc hước cặp

- Cám ơn Quý khách đã đọc bài viết!

- Mọi thắc mắc, góp ý hoặc bình luận xin chia sẻ khung bên dưới

- Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi có trả lời

- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!

  [tintuc]

Công tơ điện tử là thiết bị đo lường số lượng điện tiêu thụ hàng tháng của các hộ gia đình. Vậy xem đồng hồ điện như thế nào là chuẩn xác để không mất tiền oan. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ưu và nhược điểm của công tơ điện tử

Công tơ điện tử là thiết bị công tơ thế hệ mới có chứa những vi mạch tích hợp những công nghệ tiên tiến.

Đảm bảo các yếu tố đo lường năng lượng điện và giải, theo dõi chỉ số tiêu thụ. Công tơ điện tử cho phép tính toán giá điện tự động từ xa, giúp tự động hóa trong ngành công nghiệp điện. Sử dụng công tơ điện tử giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực trong việc đo lường và thanh toán các chỉ số điện.

Cách đọc thông số công tơ điện tử tránh

Các thông số cơ bản cần biết

Đơn vị tính điện năng

Công thức tính điện năng A= Pt

Trong đó:

A: điện năng tiêu thụ

P: công suất tiêu thụ của thiết bị (đơn vị KW)

t : thời gian (đơn vị được tính bằng (giờ) H)

Tìm hiểu các thông số cần thiết của đồng hồ điện

Nhìn vào thông số vòng quay trên thân đồng hồ để biết được số vòng quay của đồng hồ điện. Trên thiết bị công tơ điện tử ta thường thấy thông số 450 vòng/KWH và 450 rev/KWH (ghi bằng tiếng Anh)

Đọc thông số công tơ điện tử 1 pha cho gia đình

Trong mặt công tơ điện tử được ghi rất nhiều các thông số nhưng thông số cần chú ý và quan tâm đó là dãy số hiển thị số KWH, số điện tiêu thụ của các gia đình.

Đọc chỉ số trên màn hình LCD

Trên màn hình thường có 2 dãy số, nhưng dãy số bạn cần quan tâm là dãy số dưới ó chữ KWH

Ví dụ 0.0 KWH là dãy số đang hiển thị ở công tơ điện. Giữ 2 số 0 có 1 dấu chấm, số 0 bên trái chính hiển thị KWH, số 0 bên phải là hàng đơn vị 1/10 của KWH. Vì vậy, khi đọc chỉ đọc số hiển thị trước dấu chấm và bỏ đi phần số 0 đằng sau.

Ví dụ cụ thể: 000033.8 Kwh dãy số hiển thị trên công tơ điện 3 pha

33 Kwh: chỉ số điện của chiếc đồng hồ

8: chỉ là chỉ số hàng đơn vị

Cách đọc công tơ điện tử 3 pha cho gia đình

Để đọc được chỉ số Công tơ 3 pha trực tiếp thông thường bao gồm các loại như 10(20) Ampe, 20(40) Ampe, 30(60)A, 50(100)A. Tóm lại các loại trực tiếp có cách đọc khá giống nhau là không cần phải nhân thêm hệ số.

Các thông số công tơ điện 3 pha trực tiếp 10(20)A

*

Thông số công tơ điện 3 pha

Chỉ số công tơ điện 3 pha 10(20)A bao gồm 5 chữ số với tông màu màu đen và 1 chữ số tông màu đỏ như trên hình. Số có tông màu đỏ là số có giá trị 0.1kWh, còn lại các số có tông màu đen ghép lại có giá trị là kWh. Ví dụ như số ta đọc được là 88668 thì giá trị ta cần đọc là 8866.8 kWh. Thường chúng ta bỏ phần thập phân, còn lại là 8866 kWh ( hay còn gọi là 8866 số điện).

Chỉ số công tơ 3 pha trực tiếp 20(40) Ampe(A), 30(60) Ampe(A), 50(100) Ampe(A)

*

Thông số chi tiết của công tơ điện 3 pha

Cách đọc thông số này khác so với chỉ số công tơ điện 3 pha trực tiếp 10(20) Ampe

Thông số công tơ điện 3 pha này bao gồm 6 chữ số tông màu đen như trên hình. Các thông số này ghép lại sẽ cho ra giá trị là kWh. Ví dụ số đọc được là 886688 thì giá trị cần đọc là 886688 kWh ( hay còn gọi là 886688 số điện).

[/tintuc]

0 NHẬN XÉT Hướng dẫn sử dụng công tơ điện tử

- Cám ơn Quý khách đã đọc bài viết!

- Mọi thắc mắc, góp ý hoặc bình luận xin chia sẻ khung bên dưới

- Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi có trả lời

- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!

[tintuc]


Ampe kìm là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người công nhân, kỹ sư. Ampe kìm là vật dụng hữu hiệu sử dụng đo thông số của dòng điện. Nhiều người không biết ampe kìm là gì? Cách sử dụng ampe kìm ra sao? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của META.vn để rõ hơn về ampe kìm nhé. 

Định nghĩa ampe kìm

Ampe kìm là thiết bị đo điện hiện đại, ứng dụng kỹ thuật số, có khả năng đo hầu hết các thông số điện năng, cho kết quả chính xác nhanh chóng. Là thiết bị đo điện chuyên dụng để đo dòng điện với dải đo rộng từ 100mA đến 2000A . Một số model ampe kìm được tích hợp nhiều tính năng như đồng hồ vạn năng là đo: điện áp, điện trở, tần số... Tên của thiết bị đo điện này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe kìm.

Ampe kìm là gì?

Ampe kìm là gì?

Ampe kìm là thiết bị đo chuyên dụng để đo dòng điện với dải đo rộng từ 100mA đến 2000A. Một số model Ampe kìm được tích hợp nhiều tính năng như đồng hồ vạn năng là đo: điện áp, điện trở, tần số... Tên của dụng cụ đo lường này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe.

Chức năng của ampe kìm

Ampe kìm có chức năng chính là đo dòng điện. Ngoài ra một số loại có tích hợp thêm tính năng đo điện áp xoay chiều, điện trở, tần số, nhiệt độ (chọn thêm đầu đo nhiệt), kiểm tra dẫn điện...

Phân loại ampe kìm

Ampe kìm có 2 loại là màn hình hiển thị số điện tử và màn hình chỉ thị kim

Phân biệt loại ampe kìm
Phân biệt loại ampe kìm

Cơ chế hoạt động của ampe kìm

Trong dòng điện xoay chiều, từ trường biến thiên sinh ra bởi dòng điện có thể gây cảm ứng điện từ lên một cuộn cảm nằm gần dòng điện. Chức năng là đo ampe dòng điện xoay chiều, điện trở, tần số, nhiệt độ (đầu đo tùy chọn), kiểm tra các kỹ thuật điện, chức năng kiểm tra dạng sóng méo, đo lường giá trị của đỉnh sóng...

Cách sử dụng ampe kìm

Ampe kìm cũng giống như Đồng hồ vạn năng. Muốn đo dòng điện thì kẹp vào đoạn dây mà dòng điện chạy qua. Nếu bạn muốn sử dụng như các thiết bị điện đo áp, đo thông mạch và sau đó thêm những tham số khác thì dùng que và sử dụng như là sử dụng đồng hồ vạn năng thông thường.

Cách sử dụng ampe kìm

Cách sử dụng ampe kìm

Lưu ý khi sử dụng ampe kìm:

  • Chú ý khi sử dụng Ampe kìm + Mắc chốt (+) của ampe kìm về phía cực dương của nguồn điện.
  • Không mắc trực tiếp 2 chốt của ampe kìm vào 2 cực của nguồn điện.
  • Điều chỉnh kim chỉ thị đúng vạch 0.
  • Đặt mắt đọc đúng vị trí.

[/tintuc]

0 NHẬN XÉT Cách sử dụng ampe kìm như thế nào?

- Cám ơn Quý khách đã đọc bài viết!

- Mọi thắc mắc, góp ý hoặc bình luận xin chia sẻ khung bên dưới

- Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi có trả lời

- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!

 [tintuc]



1) Giới thiệu về Đồng hồ vạn năng ( VOM)

Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

Ưu điểm: đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều

 
  Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC

Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

     Chú ý - chú ý :

 Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !  

 
  Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ


Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ

 
* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng . 

 
Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
tuy nhiên đồng hồ không hỏng

3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.

Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.


Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

 * Trường hợp để sai thang đo :

Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ vạn năng sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .

   Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.

* Trường hợp để nhầm thang đo

Chú ý - chú ý: Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vạn năng vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!

 Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !

  Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!

4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.

Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

    • Đo kiểm tra giá trị của điện trở

    • Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn

    • Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in

    • Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không

    • Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện

    • Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.

    • Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện

  • Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.


* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pin tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

4.1 - Đo điện trở :

Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng

Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :

  • Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
  • Bước 2 : Chuẩn bị đo .
  • Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo, Giá trị đo được = Chỉ số thang đo X Thang đo

    Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

  • Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
  • Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.
  • Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

4.2 - Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện  

  •  Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.

 

  Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm

 Phép đo tụ gốm trên cho ta biết : 

 Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo
 Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
 
Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.

 

  Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá

Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.

Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )

Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

5 - Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

Cách 1 : Dùng thang đo dòng
Để đo dòng điện bằng dong ho van nang, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

Bươc 1 : Đặt đồng hồ vạn năng vào thang đo dòng cao nhất .

Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .

  • Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
  • Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ vạn năng không đo được dòng điện này.
  • Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .

 Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ  và đồng hồ vạn năng cũg an toàn hơn.

Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?

 Đọc giá trị điện áp AC và DC

  • Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
  •  Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần
  • Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.
  • Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp
Nguồn: EMIN

[/tintuc]

0 NHẬN XÉT Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng VOM

- Cám ơn Quý khách đã đọc bài viết!

- Mọi thắc mắc, góp ý hoặc bình luận xin chia sẻ khung bên dưới

- Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi có trả lời

- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!

 [tintuc]



Bài viết dưới đây xin đề cập đến cách đọc chỉ số điện trở cực kỳ chi tiết. Nó sẽ giúp bạn xác định được giá trị điện trở khi không có đồng hồ đo. Hãy dành thời gian theo dõi nhé, chắc chắn sẽ là thông tin rất thú vị đó.

Tính giá trị 1 điện trở như thế nào?

Có rất nhiều loại điện trở khác nhau. Chúng được sử dụng trong hầu hết các mạch điện tử với nhiệm vụ cản trở dòng điện, chia áp…

Muốn biết giá trị của một điện trở, người ta thường sử dụng đồng hồ ohm hoặc đọc mã màu trên điện trở. Với những điện trở công suất có kích thước lớn, người ta sẽ ghi giá trị trực tiếp trên thân điện trở.

Còn với điện trở công suất kích thước nhỏ cỡ từ 1/4W trở xuống, việc ghi giá trị lên thân điện trở không khả thi. Do đó, để thể hiện giá trị của điện trở trong trường hợp này người ta sẽ sử dụng các vạch màu. Thực tế, điện trở được sản xuất với những giá trị nhất định. Và các giá trị điện trở sẽ được ký hiệu bằng cách mã màu.

Muốn biết rõ hơn về cách đọc chỉ số điện trở, hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây.

Cách đọc chỉ số điện trở bằng vạch màu chi tiết

Việc chỉ ra các giá trị điện trở bằng vạch màu đối với điện trở có kích thước nhỏ. Sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi hơn. Muốn đọc được điện trở, ta phải vẽ được bảng mã màu như sau:

  • Đen 0, nâu 1, đỏ 2, cam 3, vàng 4, lục 5, lam 6, tím 7, xám 8, trắng 9, nhũ vàng
  • 10-1 sai số 5%, nhũ bạc 10-2 sai số 10%, không màu sai số 20%.

Cách đọc chỉ số điện trở 4 vạch màu


  • Vạch màu thứ 1: Là giá trị hàng chục trong giá trị điện trở.
  • Vạch màu thứ 2: Là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở.
  • Vạch màu thứ 3: Là chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng để nhân với giá trị điện trở.
  • Vạch màu thứ 4: Là giá trị sai số của điện trở.

– Chẳng hạn, trên thang điện trở có các vạch màu lần lượt như: vàng, tím, cam và ngũ vàng.

Thì dựa vào cách đọc chỉ số điện trở trên ta có: 47×10= 47.000Ω = 47k Ω.

– Một ví dụ khác, trên thang điện trở hiển thị các vạch màu lần lượt là: lục, lam, nhũ vàng, nhũ bạc.

Thì ta sẽ có giá trị điện trở như sau: = 56/10 = 5,6 Ω.

 Cách đọc điện trở 4, 5, 6 vạch màu

Cách đọc chỉ số điện trở 5 vạch màu

  • Vạch màu thứ 1: Là giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở.
  • Vạch màu thứ 2: Là giá trị hàng chục trong giá trị điện trở.
  • Vạch màu thứ 3: Là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở.
  • Vạch màu thứ 4: Là hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng để nhân với giá trị điện trở.
  • Vạch màu thứ 5: Là giá trị sai số của điện trở.

Ví dụ, trên thang điện trở hiển thị các vạch màu gồm Cam, cam, đen, đỏ, nâu. Thì giá trị điện trở 330x10= 33.000Ω = 33k Ω.

Cách đọc chỉ số điện trở dán, điện trở công suất

Nếu trên thận điện trở có ghi abc. Tức là ab x 10 = 10Ω.

Chẳng hạn, trên thân điện trở ghi 473, nghĩa là 47 x 103 = 47.000 Ω = 47k Ω.

Hay trên thân điện trở ghi 21R tức là 21 Ω.

  • 6R5 tức là 6,5 Ω.
  • 0R7 tức là 0,7 Ω.

Có 2 cách ghép nối điện trở. Đó là:

– Cách ghép nối tiếp: Tiến hành ghép các điện trở nhỏ lại với nhau khi ta muốn tăng trị số điện trở.

– Cách ghép song song: Ghép song song các điện trở thành phần với nhau khi muốn giảm trị số điện trở.

Trên đây chính là các cách đọc chỉ số điện trở mà chúng tôi muốn các bạn tham khảo.

Vì sao có sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị lý thuyết?

Bạn có biết giá trị điện trở đo được không bao giờ chính xác, Nhưng phải ở trong khoảng dung sai của điện trở.

Ví dụ như giá trị điện trở 100Ω, dung sai 5%. Thì có thể đo được trong khoảng từ 95 Ω đến 105 Ω.

Tính dung sai điện trở bằng cách nào?. Khoảng dung sai của điện trở được tình bằng % giá trị lý thuyết. Chẳng hạn điện trở 220 ohm Ω, dung sai 10%. Lúc này, giá trị dung sai sẽ bằng 220×10%=22. Khoảng dung sai 220 ±22, giá trị nằm trong khoảng từ 198 đến 242. 

Cách đọc chỉ số điện trở cơ bản đã được đề cập chi tiếp phía trên. Hy vọng, nó sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Việc đọc chỉ số điện trở rất quan trọng trong việc sửa điều hòa hay sửa máy giặt.

Muốn sửa được bo mạch hoàn chỉnh, cần phải biết được điện trở có trị số là bao nhiêu. Rồi từ đó thay thế cho tương xứng và phù hợp.

[/tintuc]

0 NHẬN XÉT Cách đọc chỉ số Điện trở đúng Quy ước Quốc tế

- Cám ơn Quý khách đã đọc bài viết!

- Mọi thắc mắc, góp ý hoặc bình luận xin chia sẻ khung bên dưới

- Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi có trả lời

- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!

backtop
Super store